Địa chỉ tham quan khi đến Sa Huỳnh

Hóc Mó:
Hóc Mó là một địa danh khá nổi tiếng về gành đá, rừng dương, biển và cát. Đến với Hóc Mó bạn sẽ được nghe tiếng dương ru hay tiếng sóng vỗ gành.

Đầm An Khê:
An Khê là đồng nước ngọt, người sông ven đồng sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng quanh đồng. Bình minh trên đồng luôn tạo cho bạn cảm giác sống mãnh liệt, còn hoàng hôn thì mang bạn đến gần nhau hơn, thi vị và lãng mạng hơn...

Bãi biển trung tâm:
Ngoài bãi cát vàng - biển xanh đặc trưng, bãi biển trung tâm còn có độ dốc thấp, hướng thẳng vế phía mặt trời mọc, nằm cạnh tuyến đường sắt và quốc lộ IA. Với rừng dương lâu năm, diện tích mặt bằng rộng nên rất tiện cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng.

Núi Viba:
Núi Viba là một trong những ngọn núi cao nhất Sa Huỳnh, bạn có thể lên đến đỉnh núi bằng xe gắn máy hay Ôtô. Lên đến nơi bạn tha hồ thả mắt trước cái vô tận của rừng và biển Sa Huỳnh.

Cửa biển Sa Huỳnh:
Cửa biển Sa Huỳnh xưa kia đã chứng kiến biết bao trận đánh khốc liệt của mảnh đất anh hùng này, nay cửa biển Sa Huỳnh là nơi ra vào của tàu bè, đây cũng là nơi tập trung khá đầy đủ văn hóa, tín ngưỡng của làng ngư Sa Huỳnh...

Thôn La Vân:
Một trong những làng sống bằng nghề trồng lúa, La vân được bao quanh bởi dãy trường sơn với những con suối mát ngọt. Đến với La Vân vào lúc chiếu về bạn chớ quên hướng mắt về núi nắp vun để lặng minh trước hoàng hôn Sa Huỳnh.

Đầm Sa Huỳnh:
Đầm Sa Huỳnh vốn được biết đến với đồng muối trắng, xung quanh được bao bọc bởi dãy trường sơn. Đầm Sa Huỳnh có rất nhiều loại thủy sản sinh sống, do đó bạn có thể đi cào sò hay lấy hàu vào mỗi khi chiều về hoặc đi soi cua đá vào buổi tối - thật thú vị.

Bãi biển Châu Me:
Là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung, biển xanh trong, cát vàng óng. Châu Me vốn được biết đến như một khu du lịch sinh thái, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí như câu cá..

Đền thờ cá Ông:
Vì đây là vùng đất gắn bó với nghề biển nên dân làng rất tôn kính cá Ông. Họ tin rằng, cá Ông sẽ giúp họ vượt qua những cơn sóng to gió lớn ở ngoài khơi. Cho nên gần cửa biển có lăng cá Ông, cạnh lăng có một khu đất để táng xác cá Ông. Khi đủ ba năm sẽ lấy lên thiêu và đem tro đựng trong quách để trong lăng mà thờ. Ngày trước người ta phong cho ông Nam Hải là "Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần". Mỗi năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức cúng linh đình, có rước cả hát Bội về há cho bà con nghe.

Chùa Từ Phước:
Người dân Sa Huỳnh phần lớn theo đạo Phật, họ tin vào đức Phật linh thiêng, tin vào Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngày rằm và mùng 1 hàng tháng bà con luôn ăn chay và đi chùa để cầu an sám hối. Chính vì vậy, đạo Phật ở đây rất phát triển, bằng chứng là có nhiều chùa trong đó có chùa Từ Phước là chùa lớn và đẹp nhất của huyện Đức Phổ. Bên cạnh đạo Phật, có một số người theo đạo Cao Đài và số còn lại thì không theo đạo.

Hội đồng hương Sa Huỳnh

Là một tổ chức xã hội tự nguyện của các tập thể và cá nhân là người Sa Huỳnh (bao gồm địa giới xã Phổ thạnh và xã Phổ Châu) đang sinh sống, học tập và làm việc xa quê hương.

Office: 156 Nguyễn Văn Thủ, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Mobile: 0989 183857

Email: thanhchi@sahuynh.net

Tài khoản nhận đóng góp

Tên tài khoản: Nguyễn Hữu Quang
Số tài khoản: 0461000456197
Ngân hàng: Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Sóng Thần.
SWIFT: BFTV VNVX 046