Không xa nơi ông Hai buông lưới, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lượng ở xã Phổ Thạnh cũng đang mải mê thu lưới để gỡ cá. Khác với ông Hai và những người khác, thay vì lội bộ dưới nước, vợ chồng ông Lượng sắm một chiếc ghe nhôm để thuận tiện cho việc thả lưới. Ngày nào cũng vậy, vợ chồng ông ra khỏi nhà từ lúc sáng sớm và trở về vào lúc trưa. Đổi lại, mỗi ngày, vợ chồng ông cũng kiếm được nguồn thu nhập tạm trang trải cuộc sống gia đình.
Vừa gỡ cá mắc trên tấm lưới, ông Lượng vừa bảo, mỗi ngày vợ chồng ông thả và thu lưới ít nhất 10 lần, thu nhập mỗi ngày từ việc thả lưới cũng được vài chục ngàn đồng, hôm nào khá hơn được 200 - 300 ngàn đồng.
“Đầm ngày càng nghèo, cá thì ít mà người bắt cá với đủ loại các phương thức khác nhau ngày càng đông nên cũng khó sống lắm, không dễ gì kiếm được đồng bạc. Hồi trước, chỉ giăng lưới một lúc là cá mắc lưới nặng trĩu tay, nhưng giờ số tiền kiếm được mỗi ngày tằn tiện lắm mới đủ chi tiêu trong gia đình”- ông Lượng trần tình.
Theo những “ngư phủ chính hiệu”, để đánh bắt được con cá trong đầm không phải chuyện đơn giản. “Làm cái nghề này phải chịu được lạnh và có tính nhẫn nại, bởi ngày nào cũng phải dầm mình 4-5 tiếng đồng hồ trong nước đến gần tận vai. Thậm chí, những chỗ nước sâu, phải lặn cả người xuống”- ông Nguyễn Hai bày tỏ. Không có vốn liếng để sắm tàu lớn, ngư cụ vươn khơi, không đủ sức khỏe để đánh bắt cá dài ngày trên biển... nhiều ngư dân ở xã Phổ Thạnh chọn nghề thả lưới trên đầm Nước mặn để mưu sinh hằng ngày.
Đầm Nước Mặn - Sa Huỳnh (Đức Phổ), với diện tích trên 210ha là nơi neo đậu tàu thuyền và lưu dẫn nước mặn cho đồng muối bên cạnh. Đây cũng là nơi nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sản, đồng thời cũng là khu vực mưu sinh của nhiều hộ dân. Hàng ngày, từ sáng đến tối, có rất nhiều người ngụp lặn trong đầm đánh bắt thủy sản.
Chúng tôi có mặt tại đầm Nước Mặn khi trời vừa hửng sáng, cũng là lúc người dân ra đầm bắt đầu hành trình mưu sinh của ngày mới. Ngoài các nghề khác, thì nghề thả lưới đánh cá trên đầm được không ít người lựa chọn như một cái nghiệp mưu sinh quanh năm suốt tháng.
Thoạt nhìn, công việc tưởng chừng tạm bợ ấy lại là “cần câu cơm” từ bao năm nay của nhiều người dân nghèo. Với họ, nguồn cá, tôm ở đây như món quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng để giúp họ tăng thêm thu nhập.
Nhiều người chọn nghề lưới để mưu sinh trên đầm Nước Mặn
Như mọi ngày bắt đầu ngày mưu sinh của mình, ông Nguyễn Hai ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh cùng với những người khác mang dụng cụ hành nghề của mình là những tấm lưới cá, giỏ đựng cá và cây sào dài khoảng 2m lội bộ ra đầm thả lưới. Giữa đầm nước mênh mông, không ai bảo ai, mỗi người tự chọn cho mình một vị trí để bắt đầu thả lưới.
Chọn một vị trí tốt nhất, ông Hai bắt đầu buông lưới. Từng mét lưới nhẹ nhàng buông xuống mặt nước từ đôi tay gầy guộc của người đàn ông khắc khổ. Tuy đã ngoài 50 tuổi nhưng ngày nào cũng bám đầm mưu sinh.
Chưa đầy 20 phút, những tấm lưới đã được thả xong, ông Hai dùng sào mang theo khuấy động trên mặt nước ở trong khu vực thả lưới. Âm thanh phát ra từ tiếng khuấy nước của ông Hai và những người thả lưới trong đầm vang vọng vào không trung, hòa cùng sóng nước mênh mông, tạo nên một bản nhạc sôi động giữa đầm, báo hiệu một ngày mưu sinh mới bắt đầu. “Phải làm như vậy để xua cá chạy vô lưới”- ông Hai giải thích. 15 phút sau, ông bắt đầu kéo lưới…
Hôm nay được xem là ngày may mắn của ông, khi trong lần thu lưới này, ông thu được rất nhiều loại cá khác nhau, trong đó nhiều nhất là cá dìa. Nhìn những giỏ cá đầy ắp cá, ông Hai cười khề khà bảo: “Số cá này bán chắc cũng được gần 200.000 đồng. Vậy là cũng đủ cho một ngày công”.
“Cái nghề lưới nó vậy đó. Có hôm “trúng mánh” thì cá mắc đầy lưới, nhưng cũng có hôm dầm mình dưới nước cả buổi, song cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn, thậm chí có hôm cá bắt được chỉ đủ ăn”- vừa nói, ông Hai vừa gom lưới vắt lên vai, đi đến khu vực khác, bắt đầu cho lần buông lưới tiếp theo.
Ẩn trong những chiếc ghe nhỏ mong manh là gánh nặng mưu sinh của nhiều người.
Không xa nơi ông Hai buông lưới, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lượng ở xã Phổ Thạnh cũng đang mải mê thu lưới để gỡ cá. Khác với ông Hai và những người khác, thay vì lội bộ dưới nước, vợ chồng ông Lượng sắm một chiếc ghe nhôm để thuận tiện cho việc thả lưới. Ngày nào cũng vậy, vợ chồng ông ra khỏi nhà từ lúc sáng sớm và trở về vào lúc trưa. Đổi lại, mỗi ngày, vợ chồng ông cũng kiếm được nguồn thu nhập tạm trang trải cuộc sống gia đình.
Vừa gỡ cá mắc trên tấm lưới, ông Lượng vừa bảo, mỗi ngày vợ chồng ông thả và thu lưới ít nhất 10 lần, thu nhập mỗi ngày từ việc thả lưới cũng được vài chục ngàn đồng, hôm nào khá hơn được 200 - 300 ngàn đồng.
“Đầm ngày càng nghèo, cá thì ít mà người bắt cá với đủ loại các phương thức khác nhau ngày càng đông nên cũng khó sống lắm, không dễ gì kiếm được đồng bạc. Hồi trước, chỉ giăng lưới một lúc là cá mắc lưới nặng trĩu tay, nhưng giờ số tiền kiếm được mỗi ngày tằn tiện lắm mới đủ chi tiêu trong gia đình”- ông Lượng trần tình.
Theo những “ngư phủ chính hiệu”, để đánh bắt được con cá trong đầm không phải chuyện đơn giản. “Làm cái nghề này phải chịu được lạnh và có tính nhẫn nại, bởi ngày nào cũng phải dầm mình 4-5 tiếng đồng hồ trong nước đến gần tận vai. Thậm chí, những chỗ nước sâu, phải lặn cả người xuống”- ông Nguyễn Hai bày tỏ.
Đa số những người gắn bó với nghề này là những ngư dân lớn tuổi.
Người ta thường ví von lưới là nghề của ngư dân nghèo, bởi hầu hết những người hành nghề này là những ngư dân không có vốn liếng để sắm tàu lớn, ngư cụ vươn khơi và những ngư dân không đủ sức khỏe để đánh bắt cá dài ngày trên biển. Hơn nữa, đồ nghề hành nghề lưới cũng khá đơn giản.
"Đầu tư vốn cho nghề này không cao lắm, chỉ cần sắm vài tay lưới, ai có điều kiện hơn thì sắm thêm một ghe nhôm nhỏ tổng chi phí khoảng vài ba triệu đồng. Mỗi ghe như thế chỉ cần 2 người (1 chèo, 1 thả lưới) là có thể kiếm sống hằng ngày"- ông Lượng cho biết thêm.
Ngày qua ngày, cuộc sống của những ngư dân nghèo bó với những tấm lưới, dù không quá dư dả, trên đường mưu sinh, họ cũng gặp không ít gian nan, nhưng bù lại, đây được xem là chiếc phao cứu sinh giúp họ có thêm thu nhập lo toan cuộc sống còn bộn bề phía trước.
Bảo Ngọc - Báo Quảng Ngãi